[PR]上記の広告は3ヶ月以上新規記事投稿のないブログに表示されています。新しい記事を書く事で広告が消えます。
1. Bị bệnh viêm phổi có lây không?
Các chuyên gia nghiên cứu về các bệnh đường hô hấp cho biết, viêm phổi không lây lan đáng sợ như nhiều bạn vẫn lo ngại. Bệnh viêm phổi có thể phát tán mầm bệnh thông qua nước bọt bắn ra khi nói chuyện, hắt hơi hoặc ho… tuy thế, mức độ lây nhiễm bệnh ở mức không đáng báo động. Cụ thể đó là:
– Khi chăm sóc bệnh nhân viêm phổi, người chăm sóc có thể bị lây nhiễm virus ho, cảm cúm nhưng không phát triển thành bệnh viêm phổi.
– Sự truyền nhiễm bệnh không phụ thuộc vào chủng loại vi khuẩn mà dựa vào sự nhạy cảm của người tiếp xúc với nguồn. Ví dụ: nếu trong nhà bạn có người mắc bệnh, không có nghĩa cả gia đình bạn đều bị viêm phổi.
– Chỉ những đối tượng như trẻ nhỏ, người cao tuổi, người đang điều trị ung thư, suy dinh dưỡng… khi tiếp xúc với vi khuẩn gây viêm phổi mới phát triển thành bệnh.
Như vậy, có thể khẳng định rằng bệnh viêm phổi có lây không còn phụ thuộc rất nhiều vào môi trường thích hợp chứ không phải lây nhiễm dễ dàng.
2. Những điều kiện thuận lợi khiến viêm phổi lây nhiễm nhanh chóng
– Người bệnh đã nhiễm các độc tính cực mạnh như cúm H5N1, H1N1, SARS…
– Tiếp xúc trong môi trường ẩm thấp, quá lạnh
– Những đối tượng có sức đề kháng kém và hệ miễn dịch yếu
3. Phòng tránh bệnh viêm phổi lây nhiễm như thế nào?
Để giảm thiểu mức độ truyền nhiễm của bệnh từ người này sang người khác, các bạn cần chú ý có những biện pháp phòng tránh riêng cho mình như:
– Hạn chế hoặc tránh tiếp xúc trực diện, mặt đối mặt với người bệnh viêm phổi ở người lớn và cả trẻ em.
– Cần đeo khẩu trang y tế khi tiếp xúc với nguồn bệnh và thay khẩu trang thường xuyên
– Chuẩn bị cho bệnh nhân ống nhổ riêng biệt đảm bảo các yêu cầu an toàn
– Cảnh báo người bệnh không được khạc nhổ bừa bãi và cũng cần đeo khẩu trang khi ra ngoài.
– Không dùng chung đồ dùng, thực phẩm với người bệnh như khăn mặt, bát, đũa…
– Luôn ăn chín uống sôi và thường xuyên rửa tay bằng xà phòng sau khi tiếp xúc với các đồ vật của người bị bệnh viêm phổi, trước khi ăn và sau khi vệ sinh.
Trẻ nhỏ bị suy dinh dưỡng bị ảnh hưởng như thế nào?
- Suy dinh dưỡng trẻ em làm bé chậm phát triển trí não, phản xạ chậm, thiếu linh hoạt, tiếp thu kém.
- Nguy cơ mắc bệnh ở trẻ tăng cao: Khi bé bị suy dinh dưỡng, sức đề kháng yếu sẽ tạo cơ hội cho các loại vi khuẩn gây bệnh xâm nhập như: nhiễm trùng đường hô hấp, tiêu chảy,... làm bé càng thêm biếng ăn, gầy guộc.
- Ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất: bé sẽ bị chậm phát triển chiều cao và cân nặng so với bình thường. Nếu kéo dài, tình trạng này sẽ làm ảnh hưởng đến vóc dáng và thể trạng khi trẻ trưởng thành.
Vậy làm sao để chăm trẻ bị suy dinh dưỡng giúp tăng cân nhanh nhất?
- Môi trường: Tạo cho bé không gian thoáng đãng, sạch sẽ và thoải mái, tắm rửa thường xuyên. Vì nếu ở một môi trường ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm không khí, gần các mầm bệnh khiến bé mệt mỏi, chán ăn, khó chịu, hay quấy khóc. Làm cho bé kém hấp thu và càng gầy hơn.
- Tẩy giun: Trẻ nhỏ hay đùa nghịch, cầm nắm thậm chí cho vào miệng bất cứ thứ gì trong tầm với, người lớn chúng ta không thể kiểm soát hết được. Vì thế bạn nên tẩy giun cho bé theo đúng định kỳ như chỉ dẫn của bác sĩ tùy vào độ tuổi của bé.
- Tiêm ngừa: Cần tiêm ngừa cho trẻ đầy đủ theo các khuyến cáo của bộ Y tế. Các loại vacxin phòng bệnh sẽ giúp bé khỏe mạnh hơn, tăng đề kháng để có thể chống lại các loại bệnh như suy dinh dưỡng tốt hơn.
- Tạo dựng thói quen tập thể dục cho bé: việc khuyến khích bé vận động cơ thể sẽ giúp các cơ quan trong cơ thể hoạt động hiệu quả, tăng cường miễn dịch, thúc đẩy tăng chiều cao, tăng cường đốt cháy năng lượng và kích thích bé thèm ăn, ăn ngon miệng hơn và đẩy lùi suy dinh dưỡng.
Cách chăm trẻ bị suy dinh dưỡng giúp tăng cân nhanh nhất bằng cách cho bé ăn như một chuyên gia:
Bữa chính chất lượng
Thường xuyên đổi món
Cần thay đổi thường xuyên những món ăn để bé hấp thu dễ và không có phản ứng chán ăn, giúp bé nhận biết được các mùi vị để không bị hành thành tính kén cá chọn canh về sau này.
Không ép bé ăn
Việc ép bé ăn hết một lượng thức ăn nhất định sẽ làm bé càng muốn chống lại và càng không muốn ăn. Hãy bình tĩnh xem xét xem bé thích ăn khẩu vị ra sao, thực phẩm như thế nào và phải luôn tạo một không khí vui tươi khi ăn. Bạn nên chia nhỏ bữa ăn làm nhiều lần, và đặc biệt nếu bé không ăn không được dọa nạt bé.
Tay chân miệng là bệnh gì?
Bệnh tay chân miệng https://pacifichealthcare.vn/benh-tay-chan-mieng-o-tre-em.html là căn bệnh truyền nhiễm có khả năng lây lan nhanh, thường hay gặp phải ở trẻ em dưới 10 tuổi.
Đây là bệnh lý do các virus thuộc nhóm Enterovirus gây ra, đặc biệt là Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71. Căn bệnh này có thể xuất hiện rải rác quanh năm, nhưng thường hay diễn biến phức tạp nhất vào mùa hè.
Bệnh tay chân miệng thường kéo dài từ 7 đến 10 ngày và mất đi. Khi mắc bệnh, trẻ thường hay khó khăn, quấy khóc, cáu gắt... Chính vì thế mà bố mẹ cần chăm sóc kỹ cho bé, do căn bệnh này sẽ gây ra tổn thương trên vùng da của trẻ. Nếu lơ là trong khâu chăm sóc sẽ dễ bị nhiễm trùng, viêm loét nặng và gây ra các biến chứng nguy hiểm.
Bệnh tay chân miệng lây truyền qua đường nào và biểu hiện của bệnh
Tay chân miệng là bệnh lý lây nhiễm trực tiếp qua đường tiêu hóa, khi trẻ ăn uống. Đó có thể là do tiếp xúc với người đang mắc bệnh tay chân miệng, lây gián tiếp qua tay hoặc cầm nắm những vật dụng bị nhiễm virus.
Thậm chí đối với một đứa trẻ khỏe mạnh bình thường, nhưng khi hít hay nuốt phải các giọt chất tiết đường tiêu hóa. Hoặc khi đứa trẻ ở gần những người bị bệnh tay chân miệng, khi họ ho hay hắt hơi cũng sẽ dễ dàng khiến trẻ bị lây nhiễm.
Đặc biệt, tay chân miệng là bệnh có thể dễ dàng bùng phát thành dịch nếu có điều kiện thuận lợi. Và việc trẻ em trong vùng dịch thường xuyên tiếp xúc qua lại với nhau, chạm vào dịch của bọng nước hoặc tiếp xúc với phân của người bị bệnh đều có nguy cơ cao sẽ mắc phải căn bệnh này.
Đối với trẻ, khi bệnh tay chân miệng lây truyền qua đường nào đi nữa thì đa phần các bé sẽ có một số biểu hiện cơ bản gần giống như nhau. Đó là thường bị sốt nhẹ, cơ thể rơi vào trạng thái mệt mỏi, có nhiều trẻ bỏ ăn, hoặc kèm theo viêm đường hô hấp, đau họng, bứt rứt... Sau một vài ngày sẽ xuất hiện tình trạng đau miệng, trên vùng da ban bắt đầu nổi lên. Nhất là ở vùng miệng, tay và chân.
Lúc này, đó chỉ là những vết đỏ. Nhưng sau 1-2 ngày, có thể sẽ thành những mụn nước trên dát đỏ đó. Tuy nhiên, thường các vết đỏ này sẽ nhanh chóng bị loét.
Những tổn thương này thường xuất hiện nhiều ở mu bàn tay, lòng bàn tay, bàn chân, ở mặt bên các ngón tay, ở cánh tay, cùi chỏ, mông... Đồng thời các vết mụn nước này còn có thể xảy ra quanh miệng, vòm miệng, lưỡi, niêm mạc họng. Các vết loét này thường không gây ra khó chịu nhiều đến trẻ, với những trường hợp bị viêm loét ở vùng miệng sẽ cảm thấy đau và khiến trẻ bỏ ăn hay ăn ít.
Bệnh tay chân miệng lây truyền qua nhiều con đường, chính vì thế mà các phụ huynh phải lưu ý chăm sóc trẻ kỹ lưỡng. Tuy nhiên bố mẹ cũng đừng quá lo lắng, đây là căn bệnh phổ biến. Phần lớn bệnh đều tự khỏi sau vài ngày.
Tác dụng của việc thực hiện xét nghiệm máu
Máu được xem là một tổ chức di động, được cấu tạo bởi các thành phần hữu ích là tế bào : hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu và huyết tương.
Chức năng của máu là cung cấp dưỡng chất để nuôi dưỡng các cơ quan, bộ phận cơ thể. Đông thời cấu tạo các tổ chức cũng như loại bỏ các chất thải và cặn bã ra khỏi cơ thể. Máu cũng tham gia vào quá trình vận chuyển các tế bào và các chất giữa những bộ phận, cơ quan khác nhau trong cơ thể.
Khi máu gặp bất thường thì đồng nghĩa chức năng và hoạt động cơ thể đều gặp cản trở và nguy hiểm vì vậy thực hiện xét nghiệm máu định kỳ là rất cần thiết.
Xét nghiệm máu được xem là biện pháp kiểm soát sức khỏe và phòng bệnh tốt nhất.
Giúp chẩn đoán các bệnh, kiểm tra chức năng và hoạt động của ác cơ quan trọng cơ thể, có tới 70% cuộc chẩn đoán bệnh lý đều phải thông qua xét nghiệm máu như: chẩn đoán tiểu đường, bệnh gan, tim mạch, ung thư...
Đánh giá các cơ quan trong cơ thể xem có hoạt động tốt hay không.
Kiểm tra hiệu quả của các phương pháp điều trị bệnh lý nào đó.
Đánh giá tình trạng đông máu của cơ thể.
Đối với phụ nữ mang thai, xét nghiệm máu giúp sớm phát hiện các bệnh lý, dị tật thai nhi...
Kết quả xét nghiệm thường phụ thuộc rất nhiều vào việc có nghiêm túc thực hiện đúng quy định cho việc xét nghiệm hay không. Vì vậy, việc lấy mẫu xét nghiệm vào buổi sáng hay chiều cũng rất quan trọng.
Thông thường, khi thực hiện xét nghiệm máu sẽ lấy mẫu vào buổi sáng, lúc này cơ thể còn khá ổn định, mọi cơ quan bộ phận chưa đào thải chất cặn bã và trong máu cũng không chứa các tạp chất.
Do đó, để đảm bảo kết quả tốt nhất và chính xác nhất nên thực hiện xét nghiệm máu vào buổi sáng, thay vì buổi chiều khi cơ thể đã trải qua hàng loạt các hoạt động.
Những lưu ý khi thực hiện xét nghiệm máu
Nên thực hiện vào buổi sáng. https://pacifichealthcare.vn/xet-nghiem-mau-o-dau-tot.html
Không nên ăn quá nhiều, nhưng có thể lót dạ một chút đồ ăn nhẹ.
Không uống nước ngọt, sữa, nước hoa quả và các chất kích thích như: rượu, bia, cafein trong vòng 12 tiếng trước khi thực hiện xét nghiệm.
Giữ tâm lý thoải mái, tránh căng thẳng, stress, thức đêm.
Thực hiện đúng theo hướng dẫn của nhân viên y tế, điền thông tin bản thân đầy đủ và chính xác.
Nên tiến hành xét nghiệm tại các cơ sở y tế và bệnh viện có chuyên môn cao cũng như trang thiết bị hiện đại.
Bao nhiêu bức xạ được dùng cho mỗi lần chụp?
Tất cả chúng ta đều phơi nhiễm với một lượng nhỏ bức xạ mỗi ngày từ đất, đá, vật liệu xây dựng, không khí, nước và bức xạ từ vũ trụ. Đây được gọi là bức xạ nền tự nhiên. Bức xạ dùng trong chụp X quang, CT scans https://pacifichealthcare.vn/chup-ct-co-hai-khong.html có thể so sánh với bức xạ nền mà chúng ta phơi nhiễm hàng ngày.
Nguy cơ gì từ bức xạ sử dụng trong y khoa?
Không có bằng chứng kết luận bức xạ từ chẩn đoán X-quang gây ung thư. Tuy nhiên, một số nghiên cứu trên quần thể lớn tiếp xúc với bức xạ có biểu thị tăng nhẹ nguy cơ ung thư ngay cả phơi nhiễm bức xạ ở mức thấp, đặc biệt là ở trẻ em.
Nguy cơ bức xạ gây ung thư nên đánh giá dựa trên nguy cơ thống kê phát triển ung thư trong toàn bộ dân số. Nguy cơ tổng thể tử vong gây ra do ung thư trong suốt một đời người ước tính là 20-25%. Cứ mỗi 1000 trẻ em, có 200-250 trẻ cuối cùng chết vì ung thư nếu chưa bao giờ tiếp xúc với tia bức xạ sử dụng trong y khoa. Ước tính nguy cơ tăng ung thư trên một đời người từ một lần chụp CT scan duy nhất còn tranh cãi, nhưng ước tính chỉ là một phần rất nhỏ trong nguy cơ này (0.03- 0.05%).
Những ước tính trong dân số chung không biểu thị nguy cơ trực tiếp cho một đứa trẻ. Thông tin này chỉ ra rằng nguy cơ phát triển ung thư liên quan đến một lần chụp CT rất nhỏ, nhưng một số nguy cơ có thể được tích lũy.
Làm thế nào để giảm thiểu nguy cơ bức xạ cho trẻ?
Có nhiều cách để bảo đảm rằng trẻ phơi nhiễm với số lượng nhỏ nhất từ bức xạ trong chẩn đoán hình ảnh theo liệt kê dưới đây:
- Chỉ định chụp khi có lợi ích rõ ràng về y khoa
- Sử dụng liều bức xạ thấp nhất
- Tránh chụp nhiều lần
- Sử dụng kỹ thuật hình ảnh khác (Siêu âm hoặc MRI) khi có thể
Tóm lại, rất khó đo lường chính xác nguy cơ, nhưng nguy cơ phát triển ung thư cũng chỉ tăng nhẹ nếu có phơi nhiễm với bức xạ trên mức nền bức xạ trong tự nhiên. Nguy cơ không giống nhau cho tất cả mọi người; nữ nhạy ảnh hưởng tia bức xạ hơn nam, trẻ em nhạy hơn so với người lớn. Một số người có khác biệt về di truyền gây ảnh hưởng bởi tia bức xạ hơn người khác. https://pacifichealthcare.vn/chup-ct-nao.html